Thấu cảm là gì và tại sao cần phải có sự thấu cảm, đặc điểm của người thấu cảm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
I. Thấu cảm
Thấu cảm là gì?
‘Thấu cảm’ là khả năng nhận thức và hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của người khác, luôn đặt bản thân mình vào vị trí của người khác. Để từ đó có thể hiểu và chia sẻ với họ nhằm xây dựng và duy trì một mối quan hệ bền vững và gắn kết.
Thấu cảm được chia làm 3 loại:
- Thấu cảm nhận thức (cognitive empathy): khả năng hiểu, nhận thức được những điều mà một người đang cảm thấy hoặc đang suy nghĩ, như một kênh thông tin.
- Thấu cảm cảm xúc (emotional empathy): khả năng hiểu được tâm trạng, cảm giác của người khác qua kết nối về mặt cảm xúc
- Thấu cảm trắc ẩn (compassionate empathy): là loại thấu cảm hiểu và sẻ chia cảm xúc lòng trắc ẩn của người nào đó, bạn biết có thể làm gì và sẵn sàng làm gì đó để giúp đỡ họ.
II. Tại sao thấu cảm lại quan trọng?
Hiểu được khái niệm thấu cảm là gì rồi thì bạn cũng cần biết sự thấu cảm quan trọng như thế nào đối với mỗi con người.
1. Trong cuộc sống cá nhân
Mối quan hệ bền vững đòi hỏi sự nuôi dưỡng, chăm sóc và thấu cảm. Một tình bạn đẹp hay bất kỳ một mối quan hệ nào mà thiếu sự thấu cảm và chia sẻ thì sẽ không bền vững mà sẽ sớm lụi tàn.
Nếu một người mà trong cuộc hôn nhân lại từ chối nhìn nhận cảm xúc và mọi thứ từ góc độ của đối phương thì chắc chắn sẽ gặp phải nhiều vấn đề trong hôn nhân. Nếu không dành thời gian để cố gắng thấu hiểu được cảm xúc và quan điểm của nhau. Thì những người trong mối quan hệ hôn nhân đó có thể sẽ cảm thấy mình không được yêu thương và không được quan tâm.
2. Trong công việc
Đối với những công việc đòi hỏi nỗ lực của cả team, việc dành thời gian để kết nối với đồng nghiệp là cực kỳ quan trọng. Sử dụng sự thấu cảm là một phần quan trọng trong để kết nối trong một mối quan hệ công việc. Nếu không sự thấu cảm thì bạn sẽ rơi vào những tranh chấp và bất đồng.
Việc sử dụng sự thấu cảm cũng rất quan trọng đối với các nhà lãnh đạo, quản lý. Những ông chủ thiếu đi sự thấu cảm có khả năng sẽ khiến cho nhân viên của họ phải thực hiện những hành vi không công bằng. Những người quản lý mà không có sự thấu cảm có thể sẽ khiến cho nhân viên không gắn bó lâu dài với mình.
Hơn nữa, mức độ thấu cảm cao hơn ở nơi làm việc thì việc tăng hiệu suất, tăng doanh số bán hàng và khả năng lãnh đạo cũng sẽ tốt hơn.
Ngoài ra, thấu cảm còn giúp giảm bớt căng thẳng và thúc đẩy khả năng phục hồi, chữa bệnh, phát triển khả năng sáng tạo, học hỏi và nuôi dưỡng kết nối. Sự thấu cảm cũng sẽ giúp làm biến đổi xung đột, hành động hợp tác bền vững và thay đổi xã hội tích cực.
Sự thấu cảm còn giúp chúng ta hiểu được cảm giác của người khác để chúng ta có thể xử lý phù hợp với tình huống.
III. Những đặc điểm của người thấu cảm
Đặc điểm của người thấu cảm là gì? Người thấu cảm thường sẽ có những đặc điểm dưới đây:
1. Hiểu biết và say mê học hỏi
Bởi vì họ luôn để tâm đến những thứ xung quanh nên họ có hiểu biết sâu rộng về cuộc sống, nhưng họ lại không mấy thể hiện hay chia sẻ với người khác.
Hiểu biết của họ thường đến từ trực giác và cảm xúc hơn là kiến thức, tuy nhiên thì họ vẫn rất khao khát tìm tòi những thứ mới mẻ.
2. Cô đơn là “ liều thuốc” cho tinh thần
Người thấu cảm thường cần một không gian yên tĩnh để có thể phục hồi năng lượng. Với họ, “âm thanh” của sự tĩnh lặng chính là “liều thuốc” cho tinh thần.
3. Luôn tìm kiếm sự thật
Người thấu cảm thích sự ngay thẳng và rõ ràng, họ có khả năng phát hiện ra nói dối. Họ có thể dễ dàng nhìn thấu “lớp mặt nạ” giả tạo và biết được ý định thật sự đằng sau lời nói của người khác. Mặc dù không có xu hướng “vạch mặt” đối phương, nhưng đối với những người thấu cảm thì giả dối là điều không thể chấp nhận được.
4. Nhạy cảm với năng lượng của người khác
Người thấu cảm còn có thể “bắt tín hiệu” với các cảm xúc ở khoảng cách rất xa.
Không chỉ cảm nhận được nhiều luồng năng lượng từ cảm xúc xung quanh, người thấu cảm còn có thể “bắt tín hiệu” với các cảm xúc ở khoảng cách rất xa.
5. Là người để trút bầu tâm sự
Người thấu cảm luôn dành sự chú tâm, lòng trắc ẩn của mình cho những người đang gặp bế tắc và họ sẵn sàng giúp đỡ những ai thật sự cần đến họ. Người thấu cảm không thích ở bên những người quá tự cao tự đại, thiếu sự đồng cảm và sẻ chia.
Bởi vì biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, nên người thấu cảm luôn được mọi người chọn là nơi để giãi bày tâm sự. Là người có khả năng lắng nghe và chia sẻ nên người thấu cảm luôn thích tìm hiểu và quan tâm đến người xung quanh.
6. Thường xuyên mệt mỏi về thể chất và tinh thần
Người thấu cảm thường dễ bị hút cạn năng lượng bởi những người khác khiến cho họ dễ đuối sức và tâm trạng cũng bị thay đổi. Nếu phải nhận quá nhiều thứ tiêu cực, người thấu cảm sẽ trở nên lầm lì và không muốn giao tiếp với ai cả.
7. Yêu tự do và thích khám phá
Sở hữu một tâm hồn tự do nên người thấu cảm không có gì có thể ràng buộc hoặc kìm hãm được họ. Họ luôn khao khát được phiêu lưu và tìm tòi những thứ mới lạ.
8. Bị hấp dẫn bởi những điều kỳ bí
Những kiến thức trừu tượng, triết học, tâm linh dường như rất thu hút con người thấu cảm. Bên cạnh đó, họ còn sở hữu hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực khác trong cuộc sống nên giúp cho họ có thể chữa lành cho rất nhiều người.
9. Sáng tạo
Người thấu cảm có khả năng sáng tạo mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực như: nhảy múa, ca hát, diễn xuất, hội họa hay viết lách. Họ ưa mơ mộng và có thể chìm đắm trong không gian của riêng mình hàng giờ đồng hồ.
10. Yêu thiên nhiên và động vật
Người thấu cảm luôn mong ước được hòa mình với thiên nhiên và chơi đùa cùng thú cưng của mình. Đối với họ, thiên nhiên là một nửa không thể thiếu trong cuộc sống đối với họ. Họ cũng rất yêu quý động vật, vì thế đa phần người thấu cảm đều là những người ăn chay.
Tóm lại, thấu cảm là một kỹ năng có thể học, miễn là bạn có thể nhận thức được nó và chịu khó rèn luyện. Vì vậy, hãy cố gắng để trở thành một người biết thấu cảm với những ngươi xung quanh.
Nguồn: https://sieu.link/86Wp0xDRhF